– Mẹ! Con muốn con robot này!
– Ồ không! Không dễ thế đâu con.
Đó là những gì mà các đứa trẻ thuộc Thế hệ Z gần đây nhất (sinh từ năm 1995-2015) sẽ được nghe trong quá trình phát triển. Chúng đã trải qua ít nhất hai vụ khủng hoảng kinh tế và chứng kiến cách bố mẹ chúng đối mặt với vấn đề này cũng như tìm ra những cách sáng tạo để vượt qua thời kỳ đen tối. Điểm tích cực là những đứa trẻ sẽ xây dựng được các tiềm năng chưa từng có về kiến thức tài chính. Các số liệu thống kê đã cho thấy rằng những đứa trẻ thuộc thế hệ này có thể trở thành những nhân viên chăm chỉ nhất, chúng biết hiệu quả hóa và tiết kiệm trong chi tiêu!
Hãy tưởng tượng con bạn có thể làm được những gì với tiềm năng được thống kê ở đây nếu bạn bắt đầu giúp con làm quen với tài chính từ khi còn nhỏ?! Trách nhiệm thuộc về bạn, vì vậy hãy mạnh mẽ, học hỏi cùng con và trở thành tấm gương tốt cho chúng. Chúng tôi đã chuẩn bị trong bài viết các mẹo phù hợp cho từng thời kỳ phát triển của con cũng như phù hợp với luật tiền tệ nói chung.
Kế Hoạch Nuôi Dạy Cho Từng Nhóm Tuổi
Đừng quá lo lắng! Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách nuôi dạy con về tiền bạc phù hợp với từng lứa tuổi của con trẻ.
Từ 3 tới 4 tuổi
Kiến thức, ngôn ngữ, sự vận động và kỹ năng xã hội đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Đây là thời điểm thuận lợi nhất để học về các khái niệm mới nhưng cơ bản. Tại sao không lựa chọn giới thiệu về tài chính với con? Ngay cả với đứa con bé bỏng của bạn, chúng đã có nhu cầu về: một bữa ăn nhẹ ngon lành trước khi được đưa đi dạo, một món đồ chơi hợp thời trang hoặc một chú gấu bông cho những đêm say giấc. Đứa con 4 tuổi của tôi đã từng xin một chiếc lò nướng của riêng mình để làm một chiếc bánh sinh nhật. Thật là tham vọng!
Đây chính xác là thời điểm bạn cần giải thích cho con về cách chúng trao đổi tiền bạc với những dịch vụ hay hàng hóa. Tuy nhiên, hãy nhớ nếu bạn bắt đầu như một chuyên gia tài chính từ Phố Wall, bạn sẽ thất bại. Hãy dạy con qua những trò chơi. Đừng ngần ngại bắt đầu với tiền thật; hãy để con bạn có những nhận biết căn bản về tiền giấy và tiền xu.
Từ 5 đến 7 tuổi
Bạn vẫn là hình mẫu lý tưởng trong mắt con trẻ, chúng thường tìm đến bạn cho tất cả những câu hỏi liên quan đến tiền bạc. Giờ đây khi hình dáng và phương thức trao đổi tiển cơ bản được định hình trong con, bạn có thể muốn giải thích thêm về cách bạn kiếm tiền và làm thế nào để con bạn có thể nhận được những đồng tiền đầu tiên và tiết kiệm cho những mục đích riêng của chúng.
Hãy cùng chơi các trò chơi nhập vai hay mua bán tại nhà. Đây là độ tuổi hoàn hảo để con được nhận những món tiền đầu tay từ các công việc vặt. Ví dụ như: đặt ra nhưng món thưởng cố định cho các công việc như phân loại đồ giặt, dọn dẹp, cho thú cưng ăn, chuẩn bị các món ăn nhẹ đơn giản. Hãy sáng tạo và khuyến khích con bạn tự đưa ra quyết định mua các món đồ nhỏ và tiết kiệm cho ước mơ của riêng chúng.
Từ 8 đến 10 tuổi
Đây là thời điểm cho các bài học quản lý tiền đầu tiên. Việc lồng ghép với trò chơi vẫn rất hiệu quả. Hãy thử các trò chơi như ‘Monopoly’. Thể loại trò chơi này sẽ dạy cho con trẻ những khái niệm về chiến lược, đầu tư, bức tranh toàn cảnh, chi tiêu quá tay và nhiều tình huống liên quan đến tiền bạc khác mà bạn muốn dạy chúng. Bạn có thể kết hợp một ngân sách nhỏ từ các khoản tiết kiểm để dạy con hiểu ý nghĩa của các khoản tiền tiết kiệm trong việc lập kế hoạch cho những mục tiêu dài hạn.
Cho phép con bạn tự do sáng tạo kiếm tiền. Hãy để chúng tự “phát minh” ra những công việc mới và được trả công sau khi hoàn thành. Bạn sẽ không thể nào biết được thời điểm bản năng của một doanh nhân hay một nhà khoa học được trỗi dậy trong con! Với số tiền kiếm được, số tiền tiết kiệm hay trợ cấp, con bạn dần dần sẽ xây dựng được tính độc lập. Hãy cùng thảo luận về những món đồ mà con bạn muốn mua. Nếu quyết định mua đó chưa thực sự khôn ngoan, hãy dạy cho con cách chấp nhận những sai lầm.
Từ 11 đến 13 tuổi
Bạn sẽ phải đối phó với lứa tuổi giao mùa — chúng không còn là trẻ con nữa nhưng cũng chưa thực sự trưởng thành. Mặc dù con muốn được đối xử như người lớn, nhưng chúng chưa thực sự hiểu về trách nhiệm trong việc đưa ra các lựa chọn liên quan tiền bạc. Sẽ là phù hợp cho bạn để chia sẻ với con về cách phân bổ hợp lý giữa nhu cầu và mong muốn.
Hãy còn con lập các kế hoạch ngân sách như bán quần áo cũ. Lập một danh sách các nhu yếu phẩm mà con bạn cần và cho phép chúng mua một cách độc lập. Hãy cho con bạn cảm thấy sự tin tưởng của bạn dành cho chúng và chúng sẽ cảm thấy hài lòng tuyệt đối với khía cạnh mới này của mình.
Ở tuổi này, bạn có thể bắt đầu giải thích cho con hiểu về sự túng thiếu. Các khái niệm liên quan đến vay, mượn, nợ, lãi nên dần được con làm quen.
Từ 14 đến 16 tuổi
Hãy chào đón một thiếu niên thực sự trong nhà. Thời điểm con bạn bước vào giai đoạn này thực sự là một thách thức lớn về tâm lý, sinh lý và áp lực với bạn bè. Quyết định mua một món đồ gì đó sẽ bị tác động ít nhiều bởi bạn bè, những người nổi tiếng, chương trình truyền hình hoặc bất kỳ xu hướng nào khác xung quanh con bạn.
Nói chuyện với con và lắng nghe chúng với sự cảm thông. Nếu bạn không đồng ý việc con mua những món đồ đắt tiền, hãy chỉ ra lý do tại sao những món đồ đó không phù hợp với gia đình bạn lúc này. Giải thích cho con bạn hiểu rằng vật chất không thể sử dụng cho việc khẳng định mình mà tính cách, thói quen và ước mơ sẽ nói lên con người bạn. Nếu con bạn vẫn nằng nặc với việc mua món đồ đó, hãy hướng chúng làm các công việc bán thời gian. Chúng có thể trải nghiệm các công việc khác nhau, tự cảm nhận sự khó khăn để kiếm tiền.
Khoảng thời gian này phù hợp để thảo luận với con về các kế hoạch đào tạo giáo dục như cao đẳng, đại học, hay bất kỳ lựa chọn nào trong nước. Hãy cùng con tiết kiệm cho mục tiêu giáo dục. Ngay cả khi sự đóng góp từ những đứa con của bạn là không đáng kể, chúng cũng nên hiểu về giá trị của thành công trong tương lai thành công.
Từ 17 đến 18 tuổi
Con của bạn đang phát triển thành người lớn. Áp lực từ bạn bè được thay thế bằng những căng thẳng trong thi cử. Các con đang đứng trước những quyết định quan trọng trong cuộc sống và bạn, với tư cách là cha mẹ, nên ở bên con. Luôn quan tâm đến con cái của bạn và đừng coi ham muốn của chúng là một trò đùa. Môi trường cân bằng không bị giới hạn bởi nhà trường có thể giúp con bớt lo lắng và mở ra những sở thích và cơ hội mới. Hãy giải thích cho con hiểu việc giới hạn bản thân trong một ngôi trường đại học là một tư tưởng hẹp. Chúng có thể đạt được mọi ước mơ trong cuộc sống bằng cách bước trên những con đường khác nhau.
Khuyến khích các công việc trong kỳ nghỉ hè. Các công việc này có thể giúp cho con bạn cảm thấy tự tin hơn, giúp chúng đươc cảm thấy được cống hiến và kiếm tiền từ ai đó hơn là từ cha mẹ.
Nói với con về các mục tiêu dài hạn và cách tiết kiệm cho các mục tiêu này. Đây là thời điểm hiệu quả để nói về các lựa chọn đầu tư hiệu quả. Khuyến khích con trẻ mơ ước lớn và tìm cách tiến gần hơn tới mục tiêu của chúng.
5 Mẹo Phổ Quát
Mặc dù cách tiếp cận nuôi dạy con về tiền bạc khác nhau theo từng độ tuổi và một số khái niệm cơ bản còn khá chung chung. Nhưng hãy để con bạn đón nhận các bài học đó một cách tự nhiên nhất!
Mặc dù có thể rất tuyệt khi được nhặt những tờ 100$ trên đường đến trường, nhưng điều này là trái với quy luật tự nhiên. Mọi người kiếm tiền thông qua công việc và có thể trao đổi chúng lấy hàng hóa hoặc dịch vụ.
Nhu cầu và mong muốn — không phải tất cả các giao dịch mua đều quan trọng như nhau.
Trẻ em cần học cách ưu tiên các nhu yếu phẩm (nhu cầu) như thực phẩm, nhà ở, phương tiện đi lại và những thứ khiến cuộc sống trở nên thú vị hơn (mong muốn) như đi du lịch, mua quần áo, xem phim đêm hoặc những tách cà phê nóng hổi.
Hãy thử tạo một bức tranh tổng quan những mơ ước của con bạn, đánh dấu chúng với các ký hiệu N(Nhu cầu) và M(Mong muốn). Sau đó giải thích cho con bạn hiểu chúng cần hướng tới sự cân bằng và giải quyết những mơ ước đó bằng những kế hoạch và ngân sách phù hợp.
Trẻ em cần có trách nhiệm với đồng tiền của mình và nên tìm hiểu về khái niệm ‘tại sao cần trả nhiều tiền hơn’. Ngay cả khi những quảng cáo về các thiết bị đắt tiền giúp biến con bạn trở thành một ngôi sao nhạc rock ở trường liên tục được lặp lại trên TV, đừng để con phát triển theo cách này. Dạy trẻ cách so sánh hàng hóa và phân tích quảng cáo. Hãy mở một cuốn tạp chí và chia sẻ với con về những điều được quảng cáo trên đó. Thảo luận cùng con về cách mọi người bán hàng, những hình ảnh họ sử dụng, cách họ thu hút sự chú ý và những từ nào được chọn để khiến người dùng nghĩ rằng sản phẩm này là duy nhất và không thể thay thế.
Tiết kiệm không nên được gán với gánh nặng. Hãy cố gắng kết nối khái niệm này với những giấc mơ. Mọi người nên tiết kiệm không phải vì lợi ích mà là vì mục tiêu của họ.
Khuyến khích bản năng tư duy sáng tạo của con. Kỹ năng này không chỉ hữu ích trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến tài chính mà còn giúp cuộc sống con bạn trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể rèn luyện sự sáng tạo trong các hoạt động hàng ngày như chế tạo những thứ con bạn tìm thấy xung quanh nhà và biến chúng thành một đồ vật với những công dụng mới.
Bạn cũng có thể tìm hiểu sâu hơn về các khái niệm và học về các luật tiền tệ giúp lập ngân sách.
Hỡi các bậc phụ huynh — hãy tiếp tục phát huy! Con bạn sẽ ổn thôi — rồi chúng sẽ đi du lịch, sẽ sử dụng được các ngôn ngữ khác nhau và tiết kiệm một số tiền mặt trong những ‘con lợn tiết kiệm’ của chúng.
Hãy cởi mở với con trẻ về tiền bạc: chia sẻ với con, cho con làm quen ngay từ khi còn nhỏ, hãy để con mơ ước và khuyến khích con bạn tự đưa ra các quyết định tài chính. Hãy để con sử dụng đồng tiền với lý chí, không chỉ bằng con tim!